Lịch sử hoạt động Asakaze (tàu khu trục Nhật) (1922)

Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Asakaze nằm trong thành phần Hải đội Khu trục 5 thuộc Phân hạm đội Khu trục 5 của Hạm đội 3 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và được bố trí từ Quân khu Bảo vệ Mako tại quần đảo Pescadores trong thành phần của lực lượng Nhật Bản tham gia trận Philippines, trong đó nó giúp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lực lượng Nhật Bản lên vịnh Lingayen.[3]

Vào đầu năm 1942, Asakaze được giao nhiệm vụ hộ tống các tàu chở binh lính đến Singora, Mã LaiĐông Dương. Được phân về lực lượng chiếm đóng Java, nó đã tham gia trận chiến eo biển Sunda vào ngày 1 tháng 3 năm 1942. Trong trận này, nó đã phóng ngư lôi nhắm vào tàu tuần dương hạng nhẹ HMAS Perth (D29)tàu tuần dương hạng nặng USS Houston (CA-30).[4]

Từ ngày 10 tháng 3 năm 1942, Asakaze cùng Hải đội Khu trục 5 được tái bố trí đến Hạm đội Khu vực Tây Nam và hộ tống các tàu chở binh lính từ Singapore đến PenangRangoon, cũng như hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên quần đảo Nicobar vào ngày 11 tháng 6. Từ cuối tháng 7 năm 1942 đến tháng 2 năm 1943, Asakaze được giao nhiệm vụ tuần tra giữa AmbonTimor tại Đông Ấn thuộc Hà Lan. Đến cuối tháng 2, Asakaze đặt căn cứ ngoài khơi Sài Gòn, và được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Cao Hùng thuộc Đài LoanMoji, Kyūshū. Nó được tái trang bị tại Xưởng hải quân Sasebo vào cuối tháng 5, rồi lại tiếp nối vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải đến SaipanManila cho đến tháng 8 năm 1944.[5]

Vào ngày 24 tháng 8 năm 1944, Asakaze rời Cao Hùng hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Manila khi nó trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ Haddo. Nó được kéo bởi tàu chở dầu Nijō Maru, một chiếc trong thành phần của đoàn tàu vận tải, nhưng nó vẫn bị chìm cách 32 km về phía Tây Nam mũi Bolinao, Luzon, Philippines ở tọa độ 16°6′B 119°44′Đ / 16,1°B 119,733°Đ / 16.100; 119.733Tọa độ: 16°6′B 119°44′Đ / 16,1°B 119,733°Đ / 16.100; 119.733.

Asakaze được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 10 năm 1944.[2]